NHA KHOA QUỐC TẾ QUẢNG NINH

Ghép xương răng: Quy trình và lưu ý thực hiện

Ghép xương răng được thực hiện khi mật độ xương hàm tại vị trí mất răng quá thấp, không đảm bảo để cấy ghép Implant. Kỹ thuật này giúp trụ Implant được nâng đỡ vững chắc, ổn định, tăng khả năng thành công khi cấy ghép Implant. Những thông tin Nha khoa Quốc tế chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ quy trình và chi phí ghép xương cho răng.

Hình minh hoa ghép xương răng
Hình minh hoa ghép xương răng

1. Quy trình ghép xương răng chi tiết

Quy trình ghép xương hàm diễn ra nhanh chóng, tuy nhiên bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn cao để không gây đau và an toàn.

Quy trình ghép xương hàm diễn ra theo các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra tổng quát

Đây là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng. Bác sĩ sẽ khám sơ bộ và chụp phim răng để xác định tình trạng cụ thể. Sau đó lên phác đồ điều trị cho từng trường hợp.

Bước 2: Sát khuẩn và gây tê

Bác sĩ sẽ vệ sinh sạch khoang miệng, nhất là vùng cần phẫu thuật để tránh làm nhiễm trùng vết thương. Sau đó sẽ gây tê để giảm cảm giác đau nhức và dễ thực hiện thao tác tiểu phẫu.

Bước 3: Thực hiện phẫu thuật

Bác sĩ sẽ mở vạt lợi ở vùng cần ghép xương. Các dụng cụ dùng trong phẫu thuật đều phải được sát khuẩn theo tiêu chuẩn Bộ Y tế. Xương răng nhân được tạo đưa vào hàm và cố định lại bằng vật liệu y khoa, tế bào xương phải có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng.

Bước 4: Khâu đóng vạt niêm mạc

Bước cuối cùng là khâu vạt và tạo hình lại nướu. Thực hiện xong bác sĩ sẽ sát khuẩn khoang miệng với dung dịch chuyên dụng. Bạn cần lưu ý thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ về chăm sóc răng miệng và chế độ ăn uống để vết thương mau lành.

2. Những phương pháp ghép xương hiện nay

Hiện nay có 4 kỹ thuật ghép xương phổ biến là ghép xương tổng hợp, ghép xương dị chủng, ghép xương đồng chủng và ghép xương tự thân.

2.1. Ghép xương tổng hợp

Trong kỹ ghép xương thuật tổng hợp, xương được dùng để cấy ghép sẽ chế tác từ vật liệu tổng hợp với thành phần chính là Calcium Phosphate. Đây là loại xương nhân tạo khá giống với xương tự nhiên và được ưa chuộng trong nha khoa.

Xương tổng hợp có độ tương thích sinh học cao và an toàn với 2 sự lựa chọn là xương tự tiêu và xương không tự tiêu.

2.2. Ghép xương dị chủng

Dị nghĩa là khác và chủng nghĩa là chủng loại. Như vậy có nghĩa là sử dụng xương dị chủng là xương của động vật chứ không phải của con người. Cũng chính vì vậy mà nhiều người nghe xong sẽ không khỏi nghi ngại.

Tuy nhiên, trước khi cấy ghép, xương động vật sẽ được kiểm tra tổng thể qua hệ thống nghiêm ngặt, đảm bảo vật liệu vô trùng và tương thích với xương của người bệnh.

2.3. Ghép xương đồng chủng

Phương pháp này cũng có nhiều tương đồng so với phương pháp cấy ghép xương tự thân.

Điểm khác biệt rõ nhất là nếu ghép xương tự thân là lấy xương từ chính cơ thể người bệnh thì ghép xương đồng chủng lại lấy xương từ cơ thể người khác.

Trước khi phần xương ghép được đưa vào cơ thể sẽ được kiểm tra về độ tương thích và khử trùng kỹ càng.

2.4. Ghép xương tự thân

Ghép xương tự thân là phương pháp đơn giản và ít tốn kém nhất bởi phần xương được dùng để thực hiện được lấy từ bộ phận khác trên cơ thể của chính người bệnh. Một số vị trí xương thường được dùng để ghép như xương chậu, xương sườn,…

Trong 4 kỹ thuật thì ghép xương tự thân được áp dụng phổ biến nhất vì có tỷ lệ thành công cao.

3. Lưu ý trước và sau ghép xương

Phẫu thuật ghép xương hàm thường đi đôi với việc đặt trụ Implant. Do đó, để quá trình liền vết thương thuận lợi và đẩy nhanh thời gian tích hợp trụ Implant với xương hàm, bạn cần lưu ý các vấn đề sau đây.

3.1. Trước khi ghép xương

Trước khi tiến hành ghép xương, bạn nên:

– Lựa chọn nha khoa uy tín, nha khoa phải trang bị máy chụp CT để xác định tình trạng xương hàm chính xác

– Bác sĩ phẫu thuật phải có chuyên môn cao, bởi đây là kỹ thuật phức tạp và có thể gây biến chứng nếu bác sĩ có ít kinh nghiệm

– Vật liệu ghép xương đảm bảo chất lượng

– Tuyệt đối không dùng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá trong 4 – 6 tuần trước khi ghép xương

– Giữ tinh thần luôn thoải mái

3.2. Sau khi ghép xương

Ngày đầu sau khi ghép xương, bạn cần nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh, nói chuyện nhiều, dùng gạc vô trùng cầm máu vết thương.

Sau vài ngày, vị trí phẫu thuật có tình trạng sưng tấy. Đây là biểu hiện bình thường nên không cần lo lắng. Bạn có thể chườm ấm ngoài má để lưu thông máu, giúp giảm sưng đau.

Khi vệ sinh răng miệng và ăn uống cần lưu ý:

– Không chải răng trực tiếp vào vùng ghép xương trong tuần đầu tiên. Ở vùng răng bình thường có thể làm sạch với bàn chải lông mềm, thực hiện nhẹ nhàng, tránh chạm vùng ghép xương

– Không súc miệng trong ngày đầu tiên, những ngày sau nên chọn nước súc miệng có nồng độ vừa phải để lvệ sinh khoang miệng mà không ảnh hưởng đến vùng tiểu phẫu

– Dùng chỉ nha khoa nhẹ nhàng để lấy thức ăn trong kẽ răng, không dùng tăm nước trong 2 tuần đầu bởi có khả năng làm vết thương chảy máu

– Không ăn các thức ăn nóng, cứng, dai. Nhai nhiều sẽ làm tổn thương vùng phẫu thuật. Thay vào đó, bạn nên ăn thức ăn mềm và giàu dinh dưỡng như cháo, súp,…

– Không dùng thuốc lá và chất kích thích làm chậm quá trình lành thương